TRUNG CHÂU TỬ VI TAM HỢP PHÁI – TỬ VI NAM PHÁI

Tam hợp phái với bộ kiến thức của nó là nền tảng cơ bản mà bất cứ người học Tử Vi nào đều phải nắm vững trước khi tiếp thu những kiến thức khó hơn!

Nguồn gốc Trung Châu phái

Khởi nguyên ở Lạc Dương, Trung Quốc, tổ sư là Bạch Ngọc Thiền và Ngô Cảnh Loan, có người nói, mỗi đời chỉ lấy một đệ tử khẩu thuật tương truyền. Thẳng đến Vương Đình Chi tiên sinh công khai sở học sau đó, tài mệnh danh là Trung Châu phái. Trước Vương Đình Chi tiên sinh, có Lục Bân Triệu tiên sinh giá một chi nhánh, sở dĩ nghiêm chỉnh mà nói, Trung Châu phái cũng chia làm hai phái.

Tuy rằng vương đình chi tiên sinh phát biểu trôi qua nghiên cứu và sáng tác đều tương đối nhiều, nhưng tiên hữu nghe nói có đả trứ “Vương Đình Chi Trung Châu phái” truyền thụ đi ra phát biểu và luận mệnh. Trái lại lục bân triệu tiên sinh nhất mạch truyền thụ tương đối rộng là hiểu biết. Nhưng vô luận như thế nào, học tập tử vi đẩu số người đó, đại thể đối Vương Đình Chi tiên thư không xa lạ gì, tiến tới nhận thức Trung Châu phái học thuyết.

Ở Hương Cảng nhất nhân sở quen biết tử vi đẩu số phe phái có nhị. Lục bân triệu tiên sinh dĩ sở thừa truyền 『 gia truyền khâm thiên giám bí kíp 』 được ca ngợi, mà vương đình chi tiên sinh thì dĩ 『 tử vi tinh bí quyết 』 hưởng dự nổi danh. Nhưng nhân vị nghe nói có những người khác năng lực chính mình giá lưỡng bản công bố là miệng miệng tương truyền bí cập, ngoại giới chỉ có thể từ bọn họ sáng tác trung tâm ếch ngồi đáy giếng.

Trung Châu phái trứ nặng tinh diệu thiên phú và tinh tình cách cục, luận mệnh yêu cầu suy lý năng lực. Ví dụ như, một loạt tinh cân lánh một loạt tinh đụng với, sẽ sản sinh biến hóa; luận mệnh cách hay từ nơi này ta thay đổi hắn trung tâm thôi diễn đi ra.

Tổng quát mà nói, Trung Châu phái lý luận là tương đối tiếp cận truyền thống “Toàn thư” và “Toàn tập” chờ sách cổ học phái. Nhưng Vương Đình Chi tiên sinh nhất phái ngoại trừ đối tinh _ tinh tình có canh xâm nhập nghiên cứu ngoại, đối tứ hóa vận dụng cũng bỉ truyền thống cách dùng canh đa thải đa tư.

Ngoại trừ tinh hệ hỗ thiệp ở ngoài, canh, mậu và nhâm làm sao Tứ hóa cũng cùng truyền thống có chỗ bất đồng, mà ở lưu niên chư tinh như: Lưu xương khúc, hồng loan, dương đà và lộc mã các loại vận dụng lên, cũng đều là biệt cây nhất cách.

Sách Tử Vi Đẩu Số toàn thư và Tử Vi Đẩu Số toàn tập đều đề do Trần Đoàn cuối đời Ngũ Đại tổng hợp mà có, trong dân gian thì lưu truyền thuyết Lữ Đồng Tân truyền Tử Vi Đẩu Số cho Trần Hi Di. Trần Hi Di lại mang Tử Vi Đẩu Số truyền cho các đồ đệ của mình, trong suốt mấy trăm năm, Tử Vi Đẩu Số mang hình thức bí truyền từ đời này sang đời sau, đây là một trong những nguyên nhân khiến sách Tử Vi Đẩu Số xuất hiện rất hiếm hoi.

Khoảng niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, La Hồng Tiên, một nhà kham dư gia ở Cát Thủy, Giang Tây, khắc in và lưu truyền sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư. Về sau Phan Hi Doãn, hiệu là Phụ Tử Tử ở Giang Tây, biên tập sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập, và hậu thích của Phan Hi Doãn là Dương Nhất Vũ ở Quan Tây, Phúc Kiến tăng bổ.

Hiện nay hai bản TVĐS này là tư liệu hàng đầu để nghiên cứu TVĐS cổ đại, nhưng đều là bản khắc vào thời kì Đồng Trị đời Thanh. Xét về nội dung thì biết được hai bản này về đại thể thì đại đồng tiểu dị, và không phải do một người biên soạn.

Vào khoảng cuối đời Minh đầu đời Thanh, toán học và Thiên Văn Học phương tây theo các giáo sữ Mục Ni Các, Thang Nhược Vọng, Nam Hoài Nhân, v.v… truyền vào Trung Quốc. Theo đó, Tinh Tông mệnh lí học và Trạch Cát thuật lại hưng khởi, càng làm cho khoa Tử Bình hưng thịnh hơn. Khoa Tử Bình đồng thời cũng hấp thu tinh hoa của Tinh Tông mệnh lí học. Việc ứng dụng các thần sát cũng xuất hiện nhiều trong khoa Tử Bình, còn khoa Tử Vi Đẩu Số thì ít người biết đến, nên càng mang sắc thái thần bí.

Trước năm 1950, phương thức đoán mệnh ở Đài Loang phần lớn chỉ dùng khoa Tử Bình. Sau đó trên thị trường lưu truyền cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, do Trúc Lâm thư cục xuất bản vào năm 1958, sách đề do Hi Di Trần đoàn trước tác, ban đầu chi làm 2 tập, về sau in gộp thành một tập.

Trong khoảng thời gian từ 1947 – 1955, toàn Đài Loan không có thêm bộ TVĐS nào khác. Mãi đến giữa tháng 2, năm 1966, Phúc Châu Xuất Bản Xã mới xuất bản Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu Số toàn tập, đề tác giả là Đại Tống Hoa Sơn Hi Di Trần Đồ Nam, người tăng bổ là Bạch Ngọc Thiềm. Chủ của bộ sách cổ này là Thiết Bản Đạo Nhân Trần Nhạc Kì.

Điều đáng chú ý là, sách này ở phần phàm lệ của tác giả đề rằng:” Tử Vi Đẩu Số truyền thế, chia ra hai phái Nam Bắc, sách này thuộc Bắc Phái, là chính thống chân truyền, ứng nghiệm vô song, còn Nam Phái là bản lưu truyền trong dân gian, do hậu nhân ngụy thác tên của Hi Di, không ứng nghiệm, là ngụy thư gạt người…”

Bản sách này tự xưng thuộc Bắc phái, thực ra so với bản Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu số Toàn Tập do Tập Văn thư cục xuất bản năm 1971, nội dung hoàn toàn tương đồng, chỉ khác là không có câu kể trên.

Sự khác biệt giữa TVĐS toàn thư và TVĐS Toàn tập

(1) Mệnh Chủ

Trong TVĐS Toàn Thư lấy địa chi cung mệnh làm chủ. Còn trong TVĐS toàn tập thì lấy địa chi năm sinh làm chủ.

(2) Tứ Hóa

Năm Canh và năm Nhâm phương pháp an khác nhau. Trong quyển 2 TVĐS toàn thư, phương pháp an của năm Canh là “Nhật Vũ Đồng Âm”; nhưng trong quyển 4 thì lại có mục cổ lệ, phương pháp an là “Nhật Vũ Đồng Tướng”; phương pháp an của năm Nhâm là “Lương Vi Phủ Vũ”. Trong TVĐS toàn tập, phương pháp an của năm Canh là “Nhật Vũ Âm Đồng”; phương pháp an của năm nhâm là “Lương Vi Phụ Vũ”.

(3) Hỏa Tinh, Linh Tinh

Trong quyển 2 của TVĐS toàn thư, chỉ lấy địa chi của năm sinh làm chủ, không thấy nói phải phối hợp với giờ sinh hay không; nhưng theo cổ lệ ghi trong quyển 4 thì lại thấy rất rõ ràng là không phối hợp với giờ sinh (ngoài ra, bản đầu tiên còn ghi người sinh năm Tị Dậu Sửu thì Hỏa Tinh ở cung Mão, Linh Tinh ở cung Tuất); phương pháp an trong TVĐS toàn tập là lấy địa chi năm sinh phối hợp với giờ sinh.

(4) Độ sáng của sao

Trong quyển 2 và quyển 3 của Tử Vi Đẩu Số toàn thư có liệt kê thành 1 bảng các sao ở 12 cung có 7 cấp độ sáng: miếu, vượng, đắc địa, lợi ích, bình hòa, không đắc địa, hãm. Trong TVĐS toàn tập không có bảng liệt kê này, nhưng có “Vượng cung hãm địa cát hung chi đồ” và “Thập nhị cung Lộc Quyền Khoa Kỵ miếu vượng luận”

(5) Đại Hạn

Trong TVĐS toàn thư, khởi đại hạn là dương nam âm nữ lấy tước cung mệnh 1 cung (tức là cung phụ mẫu), đi thuận; âm nam dương nữ thì từ sau cung mệnh một cung (tức cung huynh đệ), đi nghịch. Còn trong TVĐS toàn tập, khởi đại hạn từ cung mệnh rồi mới đi thuận hay đi nghịch.

(6) Lưu niên Thái Tuế Thần Sát

Trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, lưu niên thái tuế thần sát chỉ có “Tứ Phi tinh quyết Tang Hổ Khách Phù”, tức là chi an năm thần sát của “lưu niên Thái Tuế thập nhị chi Thần Sát“. Trong Tử Vi Đẩu Số toàn tập, lưu niên Thái Tuế thần sát thì an 11 cát thần, 47 hung sát, tổng cộng 58 thần sát.

TVĐS toàn thư và TVĐS toàn tập đều có ghi phương pháp an lưu niên tam cát thần “Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần”, phà phi thiên tam sát “Tấu Thư, Tướng Quân, Trực Phù”.

(7) Thiên Không và Địa Không

Trong TVĐS toàn thư lấy địa chi giờ sinh đi nghịch và đi thuận để an Thiên Không, Địa Kiếp. Còn TVĐS toàn tập thì lấy Thiên Không của TVĐS toàn thư gọi thành Địa Không; còn lấy địa chi của năm sinh an một sao khác trước Thiên Không một cung. Do đó có thể biết, Thiên Không và Địa Kiếp của TVĐS toàn thư chính là Địa Không Địa Kiếp của TVĐS toàn tập; còn Thiên Không của TVĐS toàn tập khác với Thiên Không của TVĐS Toàn Thư.

Có một số sao thần sát trong hai cuốn đều có cách an và có giải thích (như Thiên Mã, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hồng Loan, Thiên Không, Địa Kiếp, Hóa Kị, Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Khốc, Thiên Hư); có một số sao thần sát trong 2 cuốn đều có phương pháp an nhưng không có giải thích (như Thiên Hỉ, Tam Thai, Bát Tọa, Đài Phụ, Phong Cáo, Long Trì, Phượng Các, Tiệt Không, Tuần Không); có một số sao trong TVĐS toàn thư không có, nhưng trong TVĐS toàn tập có phương pháp an (như Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quý, Cô Thần, Quả Tú, Kiếp Sát, Hoa Cái, Đào Hoa Sát, Đại Hao, Phá Toái, Địa Không).

Điều đáng ngạc nhiên là, có một số sao như Giải Thần, Thiên Vu, Phỉ Liêm, Thiên Nguyệt, Âm Sát, trong TVĐS toàn thư lẫn TVĐS toàn tập đều không có, nhưng hiện nay sách TVĐS nào cũng thấy.

Hai Bộ Sách TVĐS toàn thư và TVĐS toàn tập có một điểm chung, đó là đều đề cập đến La Hồng Tiên. Theo truyền thuyết, vào đời Minh, La Hồng Tiên từng chỉnh lí Đẩu Số, nhưng về sau sự phát triển cũng không có chứng cứ rõ ràng. Hai bản TVĐS toàn thư và toàn tập lưu truyền trong dân gian vào khoảng cuối triều Minh đầu triều Thanh, nhưng thời bấy giờ dường như ít người xem trọng TVĐS, cho nên phát triển khá chậm, trong khi đó khoa Tử Bình lại rất thịnh hành. Lúc sách TVĐS được đưa vào Đạo Tạng, Đẩu Số vẫn im hơi lặng tiếng (xét về mặt văn bản). Mãi đến năm 1911, TVĐS tuyên vi của Quan Vân Chủ Nhân (thuộc Bắc Phái) mới tái hệ thống, chú giải, bình luận TVĐS một lần nữa.

Năm 1950, xuất hiện hai nhân vật khá quan trọng trong lịch sử phát triển TVĐS, đó là Thiết Bản Đạo Nhân và Hà Mậu Tùng (cao thủ Tam Hợp Phái). Tư tưởng của một phái muốn phát huy ảnh hưởng, thu nhận môn đồ, trước thư lập thuyết là điều bắt buộc, nhưng trong số môn đồ phải có người dương danh thiên hạ mới càng quan trọng, trong 2 người kể trên, Hà Mậu Tùng lão tiên sinh đúng là có đủ 2 điều kiện này. Đại đệ tử của ông là Tử Vân, nhờ trước thư lập thuyết, nói những điều tiền nhân chưa nói, ngày nay đã trở thành nhất đại tông sư trong giới nghiên cứu đẩu số.

Trong khoảng thập nhiên 50 của thế kỷ 20, TVĐS danh gia Lục Bân Triệu (cao thủ Tam Hợp Phái) đến Hương Cảng công khai trương bảng đoán mệnh, độ chính xác khá cao khiến ông nổi tiếng như cồn, ông còn mở lớp dạy, về sau những bài giảng của ông được xuất bản với tên Tử Vi Đẩu Số Giảng Nghĩa. Trong thời kì này còn có một người nổi danh trước Lục Bân Triệu là Trương Khai Quyển, biệt hiệu “Vô Muộn Trai Chủ”, với cuốn Tử vi Đẩu Số mệnh lý nghiên cứu, được Vương Đình Chi xưng tụng là cao thủ Bắc Phái.

Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, trong giới nghiên cứu Đẩu Số ở Đài Loan xuất hiện một người tên là Trương Diệu Văn, đại tông sư của “Thái Phái”. Vốn là tiến sĩ kinh tế học, vào khoảng những năm 1966 trở về trước ông ở Nhật Bản dạy học, tự xưng mình là truyền nhân đời thứ 13 của Minh Đăng phái (tức Thấu Phái). Năm 1967 ông trở về Đài Loan, mang TVĐS của Thấu Phái truyền bá tại Đài Loan. Phái Đẩu Số này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TVĐS ở Đài Loan giai đoạn này. Các bản dịch Đẩu Số từ tiếng Nhật sang tiếng Hán cũng dần dần xuất hiện, thời kì đầu có A Bộ Thái Sơn, về sau có Bảo Lê Minh, v.v… đều là các tác gia thuộc nhóm nghiên cứu đẩu số Đông Dương.

Đương thời, có rất nhiều bản dịch TVĐS của A Bộ Thái Sơn xuất hiện ở Đài Loan, cho nên ông khá nổi tiếng. Ông là người trong thấu phái, Đẩu Số của ông đương nhiên theo phương pháp “quá tiết khí”.

Tương truyền người sáng lập Thấu Phái là một phụ nữ đời Minh tên Mai Tố Hương.

Thấu phái gọi Đẩu Số là “Tử Vi chiêm tinh thuật”; phái này thần thoại hóa các “tinh diệu”, lấy bối cảnh cuộc chiến tranh giữa nhà Ân và nhà Chu thời viễn cổ, mang các nhân vật trong Phong Thần diễn nghĩa gán vào các tinh diệu. Đặc điểm của Thấu phái là vấn đề “quá tiết khí” khi khởi mệnh bàn. Đến khoảng giữa thập niên 80 của thế kỉ trước, do giới nghiên cứu Đẩu Số ngày càng tăng và càng chuyên sâu hơn, đương thời, quan điểm này của Trương Diệu Văn bị khá nhiều học giả Đẩu Số công kích. Do đó Thấu Phái Đẩu Số lưu truyền đến ngày nay ko còn như trước kia, phần lớn đều bỏ không dùng nguyên tắc “quá tiết khí”.

Khoảng giữa thập niên 70 của thế kỉ trước, TVĐS ở Đài Loan dần dần thịnh hành. Trong số các nhân vật xuất hiện vào thời kì này có một người đáng được đề cập, đó là Lương Tương Nhuận, ông là lão tiền bối trong giới nghiên cứu Tử Bình, các tác phẩm về TVĐS của ông cũng rất có giá trị, phần nhiều viết chung với bà Lương Thiên Lan.

Trước năm 1981, trong giới nghiên cứu Đẩu Số còn có ba người khác nổi tiếng khác là Lục Dị Công, Khổng Nhật Xương, Chung Trực Lâm.

Có thể nói trước thập niên 80 của thế kỉ 20, TVĐS giống như đang ở trong thời kì tiềm phục, cho đến năm 1982, TVĐS tân thuyên của Tuệ Tâm Trai Chủ ra đời, giới nghiên cứu Đẩu Số mới nổi cơn sóng gió mạnh kéo dài hơn 10 năm. Trong quá trình này, nhiều phương diện bí truyền ẩn tàng của TVĐS đã được đưa ra ánh sáng.

Người gây ảnh hưởng sớm nhất ở giai đoạn này có thể nói là Tuệ Tâm Trai Chủ, tên tuổi của bà có ấn tượng rất sâu trong phần lớn độc giả ở Đài Loan và Hương Cảng. Trước năm 1980, người học Đẩu Số phần nhiều tham dự các lớp học nhỏ là chính, nhưng từ lúc Tuệ Tâm Trai Chủ bắt đầu bàn luận Đẩu Số trên báo, giống như đã thổi vào Đẩu Số một luồng sinh khí mới. Tuệ Tâm Trai Chủ đã sử dụng ngôn ngữ thường ngày dễ hiểu để giải thích Đẩu Số, khiến những điều cổ truyền khó hiểu trở thành rất dung dị. Bộ sách TVĐS tân thuyên có thể nói là rất thành công, về sau bà viết thêm nhiều cuốn khác cũng đều thành công. Sự thành công của bộ sách TVĐS tân thuyên không phải là ngẫu nhiên, nó đã làm cho độc giả thời ấy có thể tự lập mệnh bàn và tự mình phân tích từng cung. Nhưng do bà dùng cách giải đoán từng cung cho dễ hiểu, nên cũng khiến người đọc dễ hiểu lầm về kĩ thuật và quy tắc luận đoán Đẩu Số. Tóm lại, đối tượng của bà là đại chúng phổ thông, vì vậy có mặt hạn chế, không đi sâu vào sự tinh tế của Đẩu Số, nhưng cũng không phải là không có tuyệt kĩ.

Từ lúc Đẩu Số bắt đầu được xem trọng, nhiều tác phẩm Đẩu Số ra đời, thuyết của các nhà trăm hoa đua nở. Một số thì giảng giải tâm pháp cổ truyền, một số thì chủ trương Đẩu Số và Tử Bình phối hợp tham chiếu, một số thì thần bí hóa, mang Đẩu số gộp chung với tôn giáo, một số khác thì tuyên bố mình được truyền bí pháp chép tay của tiên sư, v.v… Trung số này đáng chú ý có những người sau đây:

– Ngô Tình, đáng tiếc sách của ông này hầu như đã tuyệt bản, rất khó mua trên thị trường. Ông phê bình Đẩu Số cổ truyền rất nghiêm túc. Một số đặc điểm trong sách của ông như: Phần lớn các sao nhỏ trong Đẩu Số ông đều không dùng tới, Thiên Thương và Thiên Sứ theo thuyết cổ truyền có thể đoán sinh tử, ông cho rằng chỉ hù dọa người ta; thuyết “miếu, vượng, lợi, hãm” cũng không dùng, v.v… Thuyết của ông toàn bộ trọng điểm nằm ở sự biến hóa của tứ hóa, cho rằng Hóa Lộc và Hóa Kị mới là nhân tốt quyết định. Đồng thời ông còn nhấn mạnh mình có “bí kíp ngàn năm bất truyền”. Thuyết của ông ngày nay ảnh hưởng mạnh trong lưu phái Phi Tinh trong Bắc Phái TVĐS.

– Sở Hoàng, phải kể là người đầu tiên công khai phương pháp bày bố tinh bàn trên bàn tay, trước ông, các sách Đẩu Số phần lớn đều chỉ căn cứ vào “cổ quyết”. Ông trước thư lập thuyết, chủ trương Đẩu Số và Tử Bình phối hợp tham chiếu, trong Đẩu Số còn ứng dụng một số nguyên lí đoán mệnh của Tử Bình. Trong thuyết tương sinh tương khắc, tác giả còn sáng tạo ra lí luận “Lạp Hoàn”, dùng để giải thích vận tác giữa các tinh diệu với phép tắc bát tự, cũng được cho là thành một pháo.

– Chính Huyền Sơn Nhân, là người sáng lập ra thuyết “thiên địa nhân TVĐS”, nói Đẩu Số là do “thần tiên” dạy cho ông. Chính Huyền Sơn Nhân viết rất nhiều sách Đẩu Số, trong đó nói nhiều về quá trình và tinh thần cầu đạo của ông. Chính Huyền Sơn Nhân mang các sao trong TVĐS liên hệ với chư vị tiên nhân ở trên trời, thần bí hóa TVĐS đến cực độ. Đồng thời, chủ trương “Cung can phi xuất tiên thiên tứ hóa tinh”.

– Phan Tử Ngư trương bản đoán mệnh khá sớm, học trò rất đông, trước tác cũng không ít, phải kể là rất thịnh hành một thời. Đặc sắc trong các trước tác Đẩu Số của ông là lời đoán mệnh phán như đinh đóng cột.

– Tử Vân là học trò của Hà Mậu Tùng, một cao thủ Tử Vi Đẩu Số thời kì đầu. Năm 1987, ông xuất bản cuốn Đẩu Số dữ nhân sinh, làm chấn động giới nghiên cứu Đẩu Số ở Đài Loan và Hương Cảng. Trong cuốn Đẩu Số dữ nhân sinh, Tử Vân tự thuật quá trình nghiên cứu Đẩu Số của mình, và thuyết minh quan điểm của ông về tính chất và ứng dụng của 12 cung. Trong thời gian này, sách Đẩu số liên tục được xuất bản với số lượng lớn, nhưng phần nhiều chẳng có cống hiến gì. Riêng sách của Tử Vân tiên sinh được cho là đã bổ sung những chỗ trống trong Đẩu số cổ truyền. Ngày nay trong giới nghiên cứu Đẩu Số, người được tôn là bá chủ về phương diện kĩ thuật luận đoán chính là Tử Vân tiên sinh. Nhất là vào năm 1990, trong Đẩu số luận hôn nhân, Tử Vân tiên sinh đã đưa ra thuyết “Thái Tuế nhập quái pháp” và nguyên tắc “Tương khê”, đã giải quyết vấn đề kĩ thuật mà cả trăm năm nay không cách nào giải thích, nhờ vậy cũng đã giải quyết chỗ khiếm khuyết trong bộ Hiện đại Tử Vi của nhóm Liễu Vô Cư Sĩ. Thuyết này đã biết Đẩu Số thành một phương pháp chỉ ra xu thế và phương hướng của mệnh vận; từ đó Đẩu Số có cách để phân biệt những người sinh ra cùng một giờ có mệnh vận khác nhau. Đây đúng là một bước đột phá trong lịch sử phát triển TVĐS.

Vai trò của Tử Vân tiên sinh rất quan trọng trong hệ phái Tam Hợp. Về cơ bản, phương pháp luận Đẩu Số của ông cũng tương tự như Vương Đình Chi, lấy truyền thống làm chính tông, làm khung giá cho phép luận đoán, lấy bối cảnh thực tế để diễn giải, tổng hợp cổ kim, và rất chú trọng phương diện tâm lí, sinh lí, nhân tính để ứng dụng trong luận đoán.

Trước năm 1989, Tử Vân đã cho ra đời bộ Đẩu Số luận danh nhân, các sách này đã gây sự chú ý trong giới nghiên cứu Đẩu Số, va đã có uy danh. Năm 1990, trong lúc thị trường chứng khoán của Đài Loan đang từ thịnh chuyển thành suy, phong trào đầu tư vào cổ phiếu bị giảm mạnh, Tử Vân lại hoàn thành cuốn Đẩu Số luận cầu tài, sách này đưa ra phương pháp luận đoán mới, bổ sung phép đoán của tiền nhân, cho rằng, hễ tiền có được nhờ đầu cơ hay đầu tư, cần phải xem cung phúc đức. Tức là, tiền kiếm được không do sức lực hay trí lực của bản thân thì không xem ở cung tài bạch. Trong cuốn đẩu số luận hôn nhân, về phương diện lí luận và thực tế luận đoán của Đẩu Số, đều có sự phát triển mang tính đột phá.

Ngày nay, địa vị của Tử Vân trong giới nghiên cứu Đẩu Số ở Đài Loan được xếp ngang hàng với Vương Đình Chi của Trung Châu Phái ở Hương Cảng. Học trò của ông cũng rất đông, trong số đó nổi tiếng nhất là Liễu Vô Cư Sĩ và Tuệ Canh. Ngày nay ở Đài Loan tên tuổi Liễu Vô Cư Sĩ cũng khá lớn.

Trong số những người còn lại phải kể đến Khôn Nguyên và Vu Ngoan Dã Nông, thực ra đây chỉ là một người, “Vu Ngoan Dã Nông” là biệt danh mà sau này ông ít dùng đến. Khôn Nguyên có nhiều bút danh như Hoàn Hữu Thủy Ngân, Lam Thần, Trịnh Giả Học. Trước tác Tử Vi Đẩu Số của ông có bộ Tử Vi Đường Áo khá nổi tiếng.

Kế đến là Phál Quảng Cư Sĩ và Nam Bắc Sơn Nhân, trong hai người thì Pháp Quảng Cư Sĩ trước tác nhiều hơn, ông có một bộ tùng thuy Truy Tung Chính Thống Đẩu Số, khá thịnh hành vào thời điểm đó, hơn nữa còn có tính liên tục khá mạnh, kéo dài cho đến ngày nay. Còn Nam Bắc Sơn Nhân, tên thật là Đồng Bành Niên, đương thời lấy danh nghĩa “Chính Tông Bác Phải TVĐS” để đoán mệnh, tác phẩm xuất bản không nhiều, chỉ có một quyển Chính Tông TVĐS toàn thư mà thôi.

Bắt đầu từ năm 1984, TVĐS bước vào thời đại mới, có thể quy công cho một nhóm người, trong số đó có 2 nhân vật trung tâm là Hoàng Trung Lâm, và Chu Vi. Nhờ nỗ lực của họ, Đẩu Số hiện đại hóa dần dần rõ nét, lí thuyết mệnh lí mang tính khoa học bắt đầu được xây dựng. Hoàng Trung Lâm có bút danh là Liễu Vô Cư Sĩ, vốn là một kí giả, về sau ông nghiên cứu mệnh lí và bắt đầu viết sách đẩu số vào năm 1981. Năm 1984 ông viết cuốn Tử Vi luận mệnh, làm cho ông có tiếng nói trong giới nghiên cứu đẩu số. Cuốn sách này khá thành công, sau đó trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1986 ông đã hoàn thành bộ sách quan trọng 7 quyển là Hiện đại tử vi, đây là bước đầu tiên quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa Đẩu Số.

Nội dung cuốn Tử Vi luận mệnh chủ yếu là phê phán các tác phẩm của các đại sư thời đó, và từ những luận chứng của mình, tác giả đã đưa ra quan niệm và kĩ thuật luận mệnh mới. Đương nhiên lúc đó các đại sư cũng phản kích dữ dội. Sau cuốn TV mệnh luận, LVCS trở thành nhân vật ưu tú mới trong giới nghiên cứu Đẩu Số. Nhờ phương pháp luận và mô thức khảo cứu hiện đại, Liễu Vô Cư Sĩ còn được coi là nhân vật trí thức phát biểu về mệnh lý truyền thống.

Bộ hiện đại tử vi ra đời từ năm 1985 đến 1986, tổng cộng gồm 7 tập. Về tác giả, ngoài Liễu Vô Cư Sĩ, còn có giáo sư Hứa Hưng Trí, thuật sĩ Tuệ Canh, Quách tiên sinh, Tượng Sơn Cư Sĩ, Phi Vân Cư Sĩ,…

Trong bộ hiện đại Tử Vi (HĐTV) có một phần gọi là “Tử Vi quảng trường”, tức là phần đăng thư do độc giả gửi đến và giải đáp của các tác giả, đây cũng là một sáng kiến, và cũng là nhân tố khiến bộ sách này có sức ảnh hưởng khá lớn vào lúc đó. Bộ HĐTV mỗi tập đều có đặc sắc, nhất là tập 7, có nhiều quan niệm đáng chú ý. Điều đáng được nhắc đến là nỗ lực hiện đại hóa Đẩu Số của bộ sách này. Trong đó đưa ra quan điểm cần nhấn mạnh tính thời đại trong việc tìm hiểu bản chất của Đẩu Số. Một số vấn đề khác còn đợi sự nỗ lực của hậu học. Phương hướng của phái Hiện Đại là sử dụng logic để khảo nghiệm mệnh lý, từ đó xác nhận khả năng và chỗ hạn chế của đẩu số, đây là bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa đẩu số. Vì trước đó, quan niệm của người luận mệnh đẩu số là: bất kể sự tình nào cũng đều có thể dựa vào mệnh bàn mà đoán ra, dù mệnh tạo có quan hệ với người khác hay không. Nhưng trong bộ HĐTV lại phủ định nguyên tắc bành trướng này, chủ trương rằng, đối với những sự vật mà bản thân mình có thể quyết định được, Đẩu Số mới có thể luận đoán, nếu mệnh tạo không có quan hệ gì với người khác thì không cách nào luận đoán, trừ phi ở trong mối quan hệ với họ. Đây là thành tựu lớn của bộ Hiện Đại Tử Vi, tuy chỉ hoàn thành một nửa trước. Về nửa sau liên quan đến “điều kiện ở trong mối quan hệ” thì phải đợi sư phụ của ông là Tử Vân giảng giải.

Vào tháng 3 năm 1985, trong giới nghiên cứu Đẩu Số xảy ra một sự kiện lớn, đó là sự xuất hiện của bộ sách “thiên cổ bí cấp” gọi là Hoa Sơn Khâm Thiên Tứ Hóa Tử Vi Đẩu Số phi tinh bí nghi, là bí truyền của Tố Tâm Lão Nhân truyền lại cho Sái Minh Hoành. Sự xuất hiện của nó tạo thành một trào lưu cực lớn về sau, ban đầu được rao bán trên tạp chí Tinh tướng với giá một vạn năm ngàn nguyên (đơn vị tiền tệ của Đài Loan), sau giá nâng lên tới ba trăm vạn nguyên.

Phi Tinh phái là một chi của Bắc phái Tử vi đẩu số cũng nổi rộ lên trong thời kì này, hiện đang rất thịnh hành ở Đài Loan và Trung Quốc lục địa. Đại biểu nổi tiếng hiện nay là Lương Nhược Du mà sư phụ của Lương Nhược Du là Chu Thanh Hà, một cao thủ tiền bối của Phi Tinh Phái.

Cũng trong khoảng thời gian này Vương Đình Chi xuất hiện và tự xưng mình là truyền nhân của phái Trung Châu, công nhận Tử vi Đẩu Số Giảng Nghĩa của Lục Bân Triệu là truyền bản của Khâm Thiên Giám Bí Cấp, và tiết lộ nội dung bí truyền Tử Vi Tinh Quyết của môn phái Trung Châu. Ảnh hưởng của Vương Đình Chi khá lớn ở Hương Cảng, về sau lan rộng qua Đài Loan, Singapore, Bắc Mĩ, v.v… kéo dài cho đến ngày nay. Phương pháp luận mệnh của ông là nội dung chủ yếu của bộ Trung Châu Tử Vi Đẩu Số – Tam Hợp Phái mà chúng tôi biên soạn để giới thiệu đến bạn đọc ở đây.

Nhờ sự thành công của bộ Hiện Đại Tử Vi, một số tác giả cũng bắt đầu viết sách, như Đường Sơn Dật Sĩ, Tuệ Canh, v.v… Trong số đó, các công trình của Tuệ Canh Thuật Sĩ là có ảnh hưởng nhất. Tác phẩm của Tuệ Canh là Tử Vi Đẩu Số khai vận toàn tập, trong đó quan niệm và ứng dụng của 12 cung, cho tới tính chất các tinh diệu đều được ông giảng giải rất tinh tế. Đây là sự kiện xảy ra sau năm 1988.

Cũng trong khoảng thời gian này, có một số học giả mới cũng trước thư lập thuyết, trong đó cũng có vài người đáng chú ý, như Ngô Đông Tiều trong Đẩu số tân quan niệm, Trần Thế Hưnh trong Tử Vi Đẩu Số đạo luận, Phúc Canh trong Đẩu Số tâm lí học, Tượng Sơn Cư Sĩ trong Thiên Tinh Đẩu Số bí cấp và Thiên Tinh Đẩu Số chân cơ điển phạm. Nhưng sách này phần lớn thảo luận về đặc tính cơ bản của tinh diệu và các cách cục, cũng có thành tựu.

Trong thời gian này, Liễu Vô Cư Sĩ mang Tử Vi Đẩu Số tuyên vi và Tử Vi Đẩu Số toàn tập ra chú giải; sau đó ông còn đem hết tâm lực ra để hệ thống hóa phương pháp Đẩu Số của mình, lúc này Liễu Vô Cư Sĩ đã dần dần có những quan điểm khác với sư phụ của mình là Tử Vân. Ông đề xuất một số điều, ví dụ như: Bỏ Lộc Tồn, Thiên Mã và các sao cấp 2; ông còn đề xuất: phế bỏ Hóa Quyền và Hóa Khoa, tứ hóa chỉ còn Hóa Lộc và Hóa Kị; ngoài ra còn có một số nguyên tác “khoa học thích dụng tính”.

Riêng tại Trung Hoa lục địa, trào lưu nghiên cứu thuật số nói chung, TVĐS nói riêng, cũng khá rầm rộ. Các lưu phái Tử Vi Đẩu Số ở đây phần lớn đều có khuynh hướng tổn hợp hai dòng chủ lưu kể trên. Đáng kể nhất có:

– Tử Vi phái do Vũ Quảng Thịnh sáng lập, chủi trương dung hợp tinh hoa của các phái hệ, với nguyên tắc “Đơn giản và trực tiếp thâm nhập chủ đề”. Lí luận đẩu số của ông rất có giá trị tham khảo.

– “Kì Môn Phái”, đại biểu hiện nay là Đại Đức Sơn Nhân với bộ Tử Vi Đẩu Số tinh thành, v.v… Ông chủ trương lấy các nguyên tắc của bản môn làm nền tảng, và cũng dung hợp tinh hoa của các phái để luận đoán.

Nam phái Tử Vi Đẩu Số là 1 môn phái chuyên dùng Tính chất của chư Tinh để luận Mệnh, vì phương pháp dùng Tinh luận Mệnh là truyền thống nguyên thủy của Tử Vi, cho nên ai nghiên cứu Tử vi cũng phải học tập các Kinh điển loại này.

Cho đến hiện nay (không kể Việt Nam), phái này chỉ còn di lưu lại 2 Bản cổ tịch, đó là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập. Hai bản này được (giới Tử Vi Đẩu Số Trung/Đài/Cảng..) xem là Chính tông, tối nguyên thủy, là chứng cứ tối sơ có thể tìm thấy được về Tử vi Luận Mệnh Pháp.

Tại Việt Nam môn Tử vi tuy không có giai đoạn bột phát mạnh mẽ như tại Đài/Cảng nhưng vẫn tiềm tàng phát triển trong dân gian 1 thời gian khá lâu trước thập niên 70, còn Trung, Đài, Cảng thì lưu mạch của Tử Vi Đẩu Số dường như hoàn toàn bị đứt đoạn, mãi đến các năm 70 mới được phục hồi. Đây là nhánh tử vi chính của Việt Nam.

Sở dĩ những người thực sự thấu hiểu cơ cấu môn Tử Vi Đẩu Số thì không có là bao, để tiện cho các vị sơ học, xin đưa ra các trọng điểm của Môn phái này như sau:

  • Trọng thị Chư tinh lạc hãm Tinh diệu cư Hãm địa có ảnh hưởng lực không đồng đều, Thập CAN niên sinh nhân (mỗi người có Niên CAN năm sinh khác nhau) thì TỬ VI tại 12 Cung có tác dụng BẤT ĐỒNG (Chẳng hạn GIÁP niên sinh nhân Tử vi cư MÃO là Hung, hoặc người sinh năm Giáp gặp Tử vi tại Mão, ắt nhập Mão niên thì Hung!), nhưng ẤT niên sinh nhân có Tử vi tại Mão thì Cát (tốt), như vậy Giáp niên sinh nhân có Tử vi tại Mão nếu hành Ất Mão niên thì luận là có Cát lẫn Hung.
  • Tiểu Nhi khắc Thân: Chẳng hạn, con nít sinh vào các Năm: THÌN, TỴ, MÙI, SỬU mà sinh ra nhằm những giờ: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU, TỴ, HỢI, THÂN thì bị khắc Mẹ. Ngoài ra còn có Đồng Hạn và giờ Kim xà…
  • Nam Bắc Đẩu và Nam Bắc Hạn Luận Đoán: Dương nam âm nữ lấy NAM ĐẨU làm Cát, khi nhập hạn thì Nam đẩu chủ 5 năm về sau. Nếu là LƯU NIÊN thì chủ về hạ bán niên. Âm Nam Dương nữ lấy BẮC ĐẨU làm Cát, nhập Hạn chủ 5 năm trước, Lưu niên thì Thượng bán niên.
  • Trọng Cách cục: Tử vi CÁCH CỤC lớn nhỏ lên đến mấy trăm Cách, đây là 1 món “gân gà” (khó nuốt) của môn Tử Vi, học Tử Vi thì không thể không biết Cách cục, nhưng biết rồi thì cũng không có chỗ đại dụng. Để tóm lược Nam phái cuối cùng phân làm 6 ĐẠI CÁCH, lại lấy 6 đại cách phối hợp trên 12 Cung tạo thành 1 Tổ hợp 144 Cách cục hoặc 72 Đồ hình và hệ thống thành 1 dạng đồ biểu, đây là chỗ Tinh hoa của Nam phái.
  • Mệnh Cung Cung Khí: 60 Giáp Tý khi lập Mệnh tại 12 Cung có chỗ Cát Hung bất đồng, chẳng hạn như Lập Mệnh tại THÌN cung, thì MẬU THÌN Mộc tam cục KỴ nhập NGỌ Hạn và CANH THÌN Kim tứ cục KỴ nhập TÝ Hạn. (Tại Việt Nam vấn đề Cung Khí cũng như Tinh diệu di cung Miếu Lạc dường như được giữ kín không cho tiết lộ thì phải.?.)
  • Tổ Hợp Tinh Diệu Luận Hung Cát: Chẳng hạn Tử vi kiến Phủ – Tướng thì tốt, kiến Hỏa – Linh / Không – Kiếp là Hung…
  • Tiểu Hạn: Thập Can sinh nhân khi nhập 12 Cung địa chi kiến 14 CHỦ TINH đều có những chỉ dẫn minh xác về mặt Cát Hung. (Tử vi Việt Nam không thấy nói đầy đủ về mặt này, như vậy là có sự dấu nghề?)
  • Trọng Thị Tinh Tính, Không Trọng Tứ Hóa: Chỉ trọng Niên Can Tứ Hóa đối với Mệnh Tài Quan luận đoán mà thôi, dối với các Cung Can TỨ HÓA cũng như vận hạn tứ hóa thì rất giản lược. Đối với Đại vận cũng vậy, chỉ dùng Chư Tinh Nhập Hạn làm chủ phối hợp với Tứ Hóa mà đoán.